Archive

Posts Tagged ‘Quân sự’

Ấn Độ triển khai mạng 3G cho không quân

VietnamDefence Bộ chỉ huy Không quân Ấn Độ (IAF) công bố ý định thiết lập mạng di động 3G hoạt động trong mạng trao đổi thông tin số quy mô lớn hơn AFNET.

Máy bay của IAF bay biểu diễn (aviationnation.com)

Mạng di động mới sẽ triển khai dựa trên công nghệ CDMA. Để truy cập mạng, toàn bộ sĩ quan của IAF cho đến cấp trung sĩ sẽ được cấp thiết bị liên lạc.

Như vậy, các quân nhân Ấn Độ sẽ có thể sẵn sàng liên lạc suốt ngày đêm.

Ở giai đoạn đầu thực hiện chương trình, mạng quân sự, 3G sẽ bắt đầu hoạt động ở thủ đô Delhi, dự kiến trong 6 tháng tới.

Ở giai đoạn 2 đến năm 2013, mạng 3G sẽ được triển khai ở tất cả các căn cứ của IAF.

Mạng quân sự 3G sẽ cho phép các quân nhân trao đổi thông tin thoại, text và video, cũng như truyền file cho nhau.

Mạng này sẽ được tích hợp vào mạng thông tin thống nhất AFNET của IAF và sẽ hỗ trợ một số giao thức trao đổi dữ liệu cơ bản.

Mạng thông tin AFNET đã bắt đầu hoạt động ở Ấn Độ vào giữa tháng 9.2010. Chức năng chính của mạng là tập trung hóa công tác chỉ huy IAF, nâng cao khả năng phản ứng nhanh của quân chủng này đối với các mối đe dọa.

AFNET đã thay thế mạng trao đổi thông tin hoạt động từ thập niên 1950, đã được chuyển giao cho các công ty viễn thông tư nhân.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định trong mấy năm tới tiến hành hiện đại hóa mạnh quân đội trở thành một quân đội theo mô hình lấy mạng làm trung tâm.

Toàn bộ hoạt động của quân đội kiểu mới sẽ được chỉ huy thông qua hệ thống chỉ huy và trao đổi dữ liệu thống nhất.

Theo kế hoạch của quân đội Ấn Độ, việc chuyển sang hệ thống thông tin thống nhất mới sẽ hoàn tất vào năm 2017.

Ấn Độ đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí

VietnamDefence Trong giai đoạn 2006-2010, Ấn Độ là nước đứng đầu các nước nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới, theo báo cáo của Viện SIPRI.

MiG-29K của Không quân Ấn Độ (RSK MiG)

Theo đánh giá của SIPRI, Ấn Độ chiếm 9% tổng khối lượng mua sắm vũ khí thế giới.

Lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ tăng 21% so với giai đoạn 5 năm trước đó.

Nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ là Nga, chiếm 82% lượng vũ khí Ấn Độ nhập khẩu.

Hạng mục vũ khí mua sắm chủ yếu là vũ khí trang bị không quân (chiếm 71% tổng lượng vũ khí nhập khẩu).

Đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu vũ khí là Trung Quốc và Hàn Quốc đều mới mức 6%.

Đứng thứ ba là Pakistan. So với giai đoạn 2001-2005, khối lượng vũ khí nhập khẩu của Pakistan đã tăng 128%, chiếm 5% tổng khối lượng mua sắm vũ khí thế giới.

Nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất vẫn là Mỹ, trong giai đoạn 2006-2010, chiếm 30% lượng vũ khí xuất khẩu của thế giới. Các khách hàng chính của vũ khí Mỹ là các nước châu Á và châu Đại dương (chiếm 44% lượng vũ khí Mỹ xuất khẩu).

Báo cáo đầy đủ về thị trường vũ khí thế giới giai đoạn 2006-2010 được SIPRI công bố ngày 14.3.2011.

Hải quân Mỹ mua 680 F-35

VietnamDefence Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đã công bố kế hoạch mua sắm tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin.

F-35C Lightning II (jsf.mil)

Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ mua 680 máy bay. Dự kiến, phi đội tiêm kích trên hạm F-35C đầu tiên của Hải quân Mỹ sẽ được thành lập vào tháng 12.2015, của USMC là cuối năm 2016.

Hải quân Mỹ sẽ nhận trực tiếp tổng cộng 260 F-35C, còn USMC sẽ được chuyển giao 80 F-35C. Ngoài ra, USMC sẽ mua 340 F-35B cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng, nhưng số máy bay này sẽ không được sử dụng trên tàu sân bay.

Các phi đội của USMC triển khai trên các tàu sân bay sẽ chỉ được trang bị F-35C.

Hiện nay, USMC dự định thành lập 5 phi đội F-35C, trong khi trước đó họ dự định thành lập 3 phi đội. Việc USMC tăng số phi đội F-35C là do họ từ bỏ kế hoạch sử dụng F-35B từ tàu sân bay. F-35B sẽ được sử dụng trên các tàu đổ bộ vạn năng và các căn cứ của Hải quân Mỹ.

Đến năm 2025, mỗi không đoàn trên tàu sân bay của Mỹ sẽ được biên chế tổng cộng 2 phi đội F/A-18 Super Hornet của Boeing và 2 phi đội F-35C.

Một nguồn tin cao cấp trong Hải quân Mỹ cho hay, Hải quân Mỹ không dự kiến chuyển hoàn toàn sang F-35. Hiện nay, họ đang nghiên cứu các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6 để thay thế F/A-18 Super Hornet và sẽ được sử dụng song song với F-35.

Dự án tiêm kích thế hệ 6 vẫn đang ở giai đoạn phôi thai nên hiện chưa rõ các tính năng của nó.

USMC dự kiến vào năm 2023 thay thế toàn bộ các máy bay có trong trang bị của 19 phi đội bằng F-35C và F-35B. Cho đến lúc đó, họ sẽ loại bỏ 12 phi đội trang bị 261 F/A-18 Hornet và 7 phi đội với 145 AV-8B Harrier.

Thủy quân lục chiến Mỹ trang bị trực thăng Viper

VietnamDefence Bộ chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đã thông qua quyết định nhận vào trang bị trực thăng AH-1Z Viper của hãng Bell, Defense Aerospace cho hay.

Theo USMC, trực thăng tiến công mới AH-1Z Viper chuyển giao vào tháng 2.2011 sớm hơn dự kiến đã đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu ban đầu.

Dự kiến, USMC bắt đầu sử dụng Viper trước cuối năm 2011 và các trực thăng này sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động đầy đủ (FOC) vào năm 2020. FOC có nghĩa là tất cả các trực thăng AH-1Z đặt mua, trang thiết bị để sửa chữa và bảo dưỡng được chuyển giao cho quân đội.

USMC dự kiến triển khai lần đầu AH-1Z trong điều kiện tác chiến vào nửa cuối năm 2011. Đội trực thăng AH-1Z sẽ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ sau khi nhận được và triển khai toàn bộ số trực thăng đặt mua, các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa, thiết bị thử nghiệm và phụ tùng cần thiết vào năm 2020.


AH-1Z Viper (photofunblog.com)

Việc sản xuất loạt quy mô lớn AH-1Z được phê chuẩn vào cuối tháng 11.2010. Theo kế hoạch của USMC, đến cuối năm 2021, họ sẽ nhận vào trang bị 189 chiếc Viper, trong số đó có 131 chiếc được nâng cấp từ AH-1W Super Cobra và 58 chiếc sản xuất mới. Đến nay, Bell Helicopter (Mỹ), công ty phát triển họ trực thăng H-1 đã nhận được đơn đặt hàng cung cấp 28 chiếc AH-1Z.

Trực thăng tiến công AH-1Z Viper là biến thể mới nhất của họ trực thăng AH-1 Cobra và sẽ thay thế các trực thăng AH-1W hiện có trong trang bị.  AH-1Z dựa trên thiết kế của AH-1W Super Cobra, được trang bị 2 động cơ T700-GE-401 của General Electric và có trọng tải lớn hơn, cho phép mang thêm vũ khí và đạn dược.

AH-1Z dùng để tấn công mục tiêu mặt đất, không trợ, tác chiến chống tăng, trinh sát, hộ tống các đoàn xe, tác chiến điện tử và làm nhiệm vụ chỉ huy.

Trực thăng có khả năng bay với tốc độ đến 296 km/h, bán kính chiến đấu 231 km, được trang bị hệ thống vũ khí chính là tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire, ngoài ra còn có 1 pháo 3 nòng 20 mm với cơ số đạn 750 viên, 6 điểm treo trên cánh để lắp các loại tên lửa có điều khiển và không điều khiển như Hydra 70, AIM-9 Sidewinder.

AH-1Z được trang bị rotor chính 4 lá cánh và rotor lái mới với lá cánh bằng composite, bộ càng và các điểm treo cải tiến, hệ thống avionics hiện đại. AH-1Z sử dụng nhiều vật liệu composite, ví dụ để làm các lá cánh quay và cánh ổn định. AH-1Z có dự trữ bay 10.000 giờ.

Ấn Độ hoàn thiện tên lửa không-đối-không Astra

VietnamDefence Tên lửa không-đối-không tự dẫn radar chủ động Astra đang được Ấn Độ cải tiến căn bản để khắc phục những khuyết điểm phát hiện được.


razonyfuerza.mforos.com

Biến thể Astra Mk.2 được thử nghiệm từ năm 2008, song Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ bây giờ mới tiết lộ thông tin.

Tại triển lãm Aero India 2011, DRDO đã tiết lộ về một số thay đổi được thực hiện đối với kết cấu tên lửa nhằm tăng tầm bắn. Ngoài ra, DRDO còn cho biết đã hoàn tất phát triển biến thể tên lửa trang bị động cơ phản lực không khí dòng thẳng thay thế cho động cơ tên lửa của biến thể Mk.1, Jane’s Defence Weekly cho hay.

Astra được phát triển trong khuôn khổ chương trình tổ hợp chế tạo các vũ khí tên lửa hiện đại dưới sự chỉ đạo của Phòng thí nghiệm các nghiên cứu và phát triển quốc phòng của DRDO ở Hyderabad. Các cuộc thử nghiệm mặt đất đầu tiên đối với tên lửa diễn ra ở trường thử Chandipur năm 2003. Song đến năm 2006, những khiếm khuyết trong hoạt động của tên lửa ở độ cao lớn đã buộc các nhà thiết kế bắt tay phát triển biến thể cải tiến Mk.2.

Astra Mk.2 có 4 cánh ổn định tam giác lắp ở khoang đầu của tên lửa và 4 cánh ổn định ở đuôi kiểu tự mở ra và được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn không khói cải tiến.

Theo một nguồn tin trong DRDO, Mk.2 vẫn có tầm bắn gần 80 km như cũ khi phóng vào mục tiêu bay ngược chiều, mặc dù các nguồn tin khác trong DRDO cho biết, tầm bắn đã tăng lên đến 100 km. Còn theo Aviation Week, tầm bắn của tên lửa lên tới 120 km.

Tên lửa sẽ được trang bị kênh liên lạc 2 chiều để trao đổi dữ liệu với máy bay mang. Astra Mk.2 sẽ tương thích với tất cả các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF), kể cả các tiêm kích sẽ mua trong cuộc thầu của chương trình MMRCA.

Năm 2009, máy bay Su-30MKI của IAF đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa Astra trên khoang ở trạng thái tên lửa không rời máy bay. Dự kiến Su-30MKI sẽ phóng thử Astra vào đầu năm 2012.