Archive

Archive for February 25, 2011

Tàu…lật ngược

Có tên gọi là EGO, thiết bị dùng để dạo chơi trên biển này vừa nổi lại vừa chìm. Hình dáng thực tế của nó như một con tàu lật ngược vì phần cabin thay vì nằm trên mặt nước lại được thiết kế chìm xuống lòng biển, xung quanh cabin là hai thân tàu nổi trên mặt nước.

EGO là sản phẩm của Công ty Raonhaje (Hàn Quốc), được trang bị động cơ điện. Để sạc đầy pin cần 6-9 giờ và EGO có thể hoạt động liên tục trong vòng 8 giờ, vận tốc 9,2 km/giờ.

Đại diện Raonhaje nhấn mạnh rằng, EGO không phải là thuyền đáy kính mà là “bán tàu ngầm”, giúp du khách thưởng thức quang cảnh lòng biển. EGO không phải là chiếc tàu ngầm kín nên không cần hệ thống cung cấp oxy.

Phần cabin ngầm cũng chính là khoang điều khiển có hai chỗ ngồi. Các cửa chính và cửa sổ được làm bằng chất liệu Acrylic, mạnh hơn 200 lần so với thủy tinh có cùng độ dày với khả năng truyền sáng đến 92%. EGO không phủ lớp sơn chống hà nên hãng Raonhaje đề nghị khách hàng mỗi tuần nên đem nó lên bờ một lần để làm vệ sinh.

Cabin của EGO được trang bị màn hình LCD kết nối với camera phía trên để cung cấp cho du khách những hình ảnh sống động. EGO cũng được trang bị thiết bị kỹ thuật số dùng sóng âm để dò độ sâu. Khi nó đi vào vùng nước nông, cảnh báo sẽ được phát ra để người lái tàu di chuyển qua vùng nước sâu hơn. Ngoài ra còn có hệ thống giám sát pin và hệ thống radio VHF.

Mục đích chính của EGO là phục vụ du lịch biển. Hãng Raonhaje cho biết, EGO có 7 màu khác nhau tùy khách hàng lựa chọn, giá bán tùy thuộc vào lượng đơn đặt hàng và sản phẩm sẽ được giao sau 3-4 tháng. Hiện nay hãng đang phát triển phiên bản lớn hơn với 4 chỗ ngồi.

Ảnh vi mô đẹp nhất năm 2010

Bức ảnh 3D mô tả vật ăn vi khuẩn tấn công một vi khuẩn, bản đồ gene trông như pháo hoa là những hình ảnh khoa học đẹp nhất năm 2010 được đăng trên tạp chí National Geographic.


Bức ảnh hai màu mô tả chi tiết virus HIV (màu cam) tấn công và phá hủy một tế bào miễn dịch
(màu xám). Hình ảnh này được nhóm nhà khoa học nước Nga tiến hành phân tích dữ liệu từ
hơn một trăm tạp chí khoa học. Ảnh: Science Company.


Bức ảnh 3D mô tả vật ăn vi khuẩn tấn công một vi khuẩn khác như trong phim kinh dị. Ảnh:
Jonathan Heras, Equinox Graphics.


Bề mặt gợn sóng của một lớp phân tử. Hình ảnh này dùng làm trang bìa của tạp chí Science
ngày 18/2. Ảnh: Seth B. Darling/ANL and Steven J. Sibener/U-Chicago.


Qua kính hiển vi có thể quan sát rõ nhất những sợi lông trên hạt cà chua. Những sợi lông này
tạo ra lớp nước nhầy để tiêu diệt kẻ thù. Ảnh: Robert Rock Belliveau.


Hình ảnh trông như pháo hoa này được nhóm tác giả ở Viện khoa học Carnegie
thể hiện là bản đồ gene của cây mù tạc (Arabidopsis thaliana). Các màu sắc
đậm nhạt cho thấy mức độ liên kết của các gene. Ảnh: Insuk Lee, Michael Ahn,
Edward Marcotte, and Seung Yon Rhee, Carnegie.


Bức ảnh thể hiện nhiều loại nấm này đã đạt giải nhất thể loại đồ họa thông tin. Ảnh: Kandis
Elliott and Mo Fayyaz, University of Wisconsin-Madison.


Con robot với nhiều khúc này giúp con người tưởng tượng cơ thể được chia làm nhiều khúc
linh hoạt, chuyển động nhanh nhẹn. Ảnh: Katie L. Hoffman and Robert J. Wood, Harvard
University.

Theo Vnexpress

Công cụ chống laser đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát triển thành công công cụ chống laser đầu tiên trên thế giới. Công cụ này có khả năng hấp thụ hoặc phá bỏ các chùm tia laser.

Các nhà khoa học Đại học Yale, Hoa Kỳ cho biết, thiết bị dựa trên thiết bị silicon có khả năng hấp thụ ánh sáng laser và chuyển đổi nó thành năng lượng nhiệt. Theo trích dẫn của UPI, công nghệ này dẫn đến một siêu máy tính thế hệ mới bằng cách sử dụng ánh sáng thay vì điện tử.

Thiết bị chống laser có thể tập trung hai tia laser có tần số cụ thể vào trong khoang quang học của silicon để bẫy các tia ánh sáng và làm cho nó thoát ra xung quanh, cho đến khi tất cả năng lượng biến mất ở dạng nhiệt.

Thay đổi bước sóng của ánh sáng sẽ đến đó làm cho thiết bị chống laser này tắt và sáng lên, tạo ra một công tắc quang học có thể trở thành cơ sở của máy tính dựa trên quang học.

Một điều mà thiết bị chống laser này không thể thực hiện được là tạo ra một “lá chắn” chống lại vũ khí laser năng lượng cao. “Năng lượng sẽ biến mất và nóng lên“, giáo sư DouglasStone cho biết.

Vì vậy, nếu một người nào đó hướng một tia laser với năng lượng đủ để đốt cháy bạn, thiết bị chống laser này sẽ không thể cản trở tia laser có thể đốt bạn đó“, ông kết luận.

Cuộc thi marathon đầu tiên của robot

Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc thi chạy marathon dành cho robot đầu tiên trên thế giới tuần này.

Cuộc thi marathon đầu tiên của robot
Các robot chuẩn bị chạy thi. Ảnh: Telegraph.

Bốn robot tham gia cuộc đua bắt đầu tập luyện tại thành phố Osaka ở phía tây Nhật Bản trước sự chứng kiến của các phóng viên, Telegraph đưa tin.

Đài truyền hình TBS của Nhật bản cho biết, 4 robot là sản phẩm của Viện Công nghệ Osaka và một công ty có tên Vstone. Ba robot trong số này có hai chân, còn một robot di chuyển bằng bánh xe. Robot cao nhất có chiều cao 40 cm.

Cuộc thi diễn ra vào ngày 24/2 và các robot sẽ chạy trên đường đua có chiều dài 100 m trong 422 lần. Chúng có thể mất tới 4 ngày để hoàn thành quãng đường dài 42 km.

Các “vận động viên” sẽ được phép thay pin và sửa chữa trong quá trình đua. Nhưng chúng sẽ phải tự đứng lên nếu ngã.

Chụp ảnh từ không gian nắm bắt tình hình trên mặt đất

Ngày 22/2 tại một hội thảo ở Hà Nội, DigitalGlobe (Mỹ), nhà cung cấp hình ảnh cho dịch vụ Google Earth của Google đã giới thiệu công nghệ chụp ảnh từ vệ tinh với độ phân giải cực cao, có thể phân biệt vật thể nhỏ hơn 1m dưới mặt đất.

Theo DigitalGlobe, đây là công nghệ tiên tiến nhất, chưa từng được sử dụng trước đây.

Ảnh vệ tinh chụp bề mặt trái đất DigitalGlobe (Mỹ) với độ phân giải dưới 1m.

DigitalGlobe còn giới thiệu ứng dụng Crisis Event Service, được triển khai từ tháng 7.2009, cho phép người dùng truy cập nhanh những hình ảnh trước và sau khi xảy ra thảm họa thiên nhiên trên khắp thế giới. Những hình ảnh này hữu ích cho việc lên kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, đánh giá rủi ro, theo dõi khu vực tạm, đánh giá thiệt hại và lên chương trình phục hồi.

Tập đoàn tư vấn quốc tế COWI (Đan Mạch) cũng giới thiệu công nghệ quét địa hình bằng laser từ trên cao để xác định địa hình chính xác tới vài cm. Ngoài ra, công nghệ bản đồ nhiệt của COWI giúp xác định sự khác biệt về nhiệt độ trên một khu vực nhằm đưa ra giải pháp phù hợp.

Công nghệ hình ảnh 3D của COWI còn chuyển hóa các bản vẽ quy hoạch đô thị thành mô hình không gian ba chiều, giúp người sử dụng dễ dàng hình dung mô hình thực. Theo ông Nguyễn Tuấn Hùng, Cục trưởng Cục đo đạc và bản đồ, Bộ tài nguyên môi trường, tuy Việt Nam chưa quyết định sử dụng công nghệ đã giới thiệu ở trên nhưng đây là dịp để các bộ, ngành tìm hiểu và lựa chọn nếu thấy phù hợp với nhiệm vụ của mình.