Archive

Posts Tagged ‘Ứng dụng’

Vật liệu polyme tự phân hủy

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hóa học Công nghiệp Việt nam đã chế tạo thành công loại vật liệu polyme có khả năng tự phân hủy.

Những bao bì sản xuất bằng vật liệu tự phân hủy có thể thay thế cho những chiếc túi nilon gây ô
nhiễm môi trường. (Ảnh minh họa)

Đây là sản phẩm dựa trên sự kết hợp giữa nhựa polyetylen tỷ trọng thấp cùng một số loại tinh bột và hóa chất tạo thành vật liệu polyme tự phân hủy (còn gọi là vật liệu polyme phân hủy sinh học), được Viện Hóa học công nghiệp chế tạo, ứng dụng thành công.

Điểm mới của sản phẩm là có thể thay thế hoàn toàn các sản phẩm được chế từ nhựa nhiệt dẻo thông thường. Sau khi sử dụng, sản phẩm sẽ tự phân hủy thành dạng bột mà không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời còn kích thích sinh trưởng của cây, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng và độ tơi xốp của đất.

Sản phẩm gồm ba dạng: Màng phủ nông nghiệp, bao bì bọc bầu ươm cây và túi bao bì phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Theo PGS.TS. Mai Ngọc Chúc, Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp, công nghệ sản xuất vật liệu polyme tự phân hủy sẽ được chuyển giao cho tất cả các xí nghiệp, công ty gia dụng chế biến nhựa trên cả nước và đưa vào ứng dụng đại trà trên quy mô công nghiệp.

Kit LAMP chẩn đoán nhanh bệnh trên tôm

Đây là một phương pháp mới so với kit PCR đang được nhiều phòng thí nghiệm, trung tâm xét nghiệm sử dụng.

Kit LAMP có ưu điểm là cho kết quả trong khoảng thời gian 1 giờ (kit PCR cho kết quả trong vòng 2-3 giờ). Một ưu điểm khác của kit LAMP là nhỏ, gọn, có độ nhạy tương đương độ nhạy của kít PCR.


Chẩn đoán bệnh trên tôm bằng bộ kit sinh học. Ảnh: Thái Ngọc

Hiện nay Kít LAMP đang được thử nghiệm tại Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu và Trung tâm kiểm dịch chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh Cà Mau. và được hai nơi này đánh giá: phương pháp thử nghiệm đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí kiểm tra thấp, dễ thực hiện, không cần đầu tư thiết bị lớn…

Theo ThS Ngô Huỳnh Phương Thảo (HCMBiotech), bộ kit LAMP này đang đi vào giai đoạn kiểm tra ở những khâu cuối cùng để chuyển giao cho các đơn vị sản xuất nhằm thương mại hóa sản phẩm.

Rác thải cũng là nguồn tài nguyên cần tận dụng

Tại hội nghị trù bị kỳ họp thứ 19 Ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (CSD) diễn ra ngày 3/3, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thay đổi nhận thức truyền thống về rác thải, từ coi đây là nguồn phế liệu không mong muốn và xử lý tốn kém sang nhận thức mới coi rác thải như là một nguồn tài nguyên.


(Ảnh minh họa)

Thư ký chấp hành Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải độc hại xuyên biên giới Katharina Kummer Peiry, nhấn mạnh rác thải cần phải được xác định lại như là nguồn tài nguyên đáng giá vì quản lý và xử lý rác thải mở ra các cơ hội kinh tế đem lại nguồn thu tài chính và tạo ra các việc làm “xanh.”

Theo tư duy truyền thống, nguồn tài chính dành cho xử lý rác thải thường rất hạn hẹp và mức độ ưu tiên thấp trong chương trình môi trường quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, các nước cần đổi mới tư duy, khuyến khích dành nguồn lực thích đáng để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại xử lý rác thải, trong đó có cả rác thải điện tử, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng nguồn rác thải có giá trị nhưng vẫn chưa được tận dụng thích đáng. Chỉ 10% lượng rác thải được tái sử dụng trong khi 90% bị chôn lấp tuy đã có các công nghệ để biến chúng thành các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng làm cho đất mầu mỡ, vừa giảm chi phí xử lý, vừa giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính như khí mêtan được tạo ra trong quá trình phân huỷ khi bị chôn lấp.

Các đại biểu nhấn mạnh để xử lý hiệu quả các nguồn chất thải, các nước cần tăng cường giáo dục ý thức công cộng để người dân hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ, các nhà lãnh đạo kinh doanh và cộng đồng, các nhà chuyên môn để xử lý chất thải phù hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương.

Họ cũng đề xuất các lựa chọn và hành động chính sách để vượt qua những cản trở truyền thống khi xử lý chất thải như là một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển bền vững.

Bóng giặt Biowashball bảo vệ sức khỏe

Hiện nay, số người bị dị ứng ngày càng gia tăng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Những người bị dị ứng do cơ địa thường rất nhạy cảm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khả năng bị dị ứng cao hơn so với người lớn.

Trẻ em thường mắc dị ứng với quần áo. Trên quần áo của người lớn sẽ có các loại vi khuẩn khác nhau xâm nhập vào, có thể gây dị ứng cho làn da mỏng manh và thể chất yếu ớt của trẻ. Có thể những loại vi khuẩn đó chưa làm nguy hại tới người lớn, nhưng lại có khả năng gây nguy hiểm cho các bé. Bé còn nhỏ, sức đề kháng của bé còn kém nên dễ bị dị ứng. Nếu dùng bột giặt thường, sẽ không thể giết hết các vi khuẩn bám tren quần áo. Đó là vì trong máy giặt chứa vô vàn tạp khuẩn sẽ bám vào quần áo, các loại vi khuẩn từ da, như staphylococcus, đều có thể tìm thấy trên quần áo và khăn tắm.

Tập đoàn Emker của Thụy Sỹ đã cho ra đời quả bóng giặt Biowashball nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Biowashbal giúp loại bỏ liên kết đến phản ứng gây dị ứng trên da do các hoá chất còn lưu lại trên quần áo sau khi giặt. Những hạt gốm nhỏ bên trong Biowashball phát ra tia hồng ngoại xa với bước sóng dài cùng với các tia ion âm hút bay vết bẩn ra khỏi sợi vải đồng thời diệt khuẩn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn bám trên quần áo và khử mùi hôi. Biowashball có khả năng diệt trên 5.000 loại vi khuẩn .

Do không chịu tác động của hoá chất, nên không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến các đặc tính hoá lý và thẩm mỹ của quần áo. Ngoài ra, Biowashball không chứa phosphates mà làm tổn hại môi trường.

 Bóng giặt Biowashball hiện nay đang được các bà nội trợ ưa dùng còn bởi tính năng tiết kiệm. Người ta tính rằng tại Mỹ, bình quân một gia đình sẽ tiết kiệm được ít nhất 1.000 USD chi phí bột giặt mỗi năm nếu sử dụng Biowashball. Đó là chưa tính đến tiết kiệm về điện nước, vì Biowashball sử dụng ít điện và nước hơn.

Độc giả quan tâm có thể liên hệ mua hàng trực tuyến tại địa chỉ:

Công ty cổ phần mạng trực tuyến MeTa

Địa chỉ: B49 – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04.3785.5633/04.3992.8896 – Fax: 04.3785.5705
Website: www.meta.vn

Phát triển ứng dụng bức xạ thành ngành công nghiệp công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế – kỹ thuật khác đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển ứng dụng bức xạ thành 1 ngành công nghiệp công nghệ cao với 4 lĩnh vực ứng dụng chủ yếu: Kiểm tra không phá hủy; hệ điều khiển hạt nhân; chiếu xạ công nghiệp; kỹ thuật đánh dấu.


Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực chiếu xạ hiện tại Việt Nam đang có thế mạnh, trong đó có khử
trùng trái cây, rau, gia vị. (Ảnh minh họa)

Theo Quy hoạch, sẽ đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực chiếu xạ hiện tại Việt Nam đang có thế mạnh, bao gồm: khử trùng vật phẩm y tế, khử trùng thực phẩm (thủy sản, thịt, trái cây, rau và gia vị), diệt trừ mối mọt và các tác nhân gây hại trong lương thực và các sản phẩm cần bảo quản dài ngày khác.

Bên cạnh đó, phát triển các lĩnh vực ứng dụng mới bao gồm: chiếu xạ kiểm soát dịch bệnh tại các bệnh viện , chiếu xạ lưu hóa cao su và chế tạo vật liệu composit và chiếu xạ sản xuất vật liệu bán dẫn.

Một số dự án đầu tư trong lĩnh vực này được ưu tiên như xây dựng trung tâm chiếu xạ tại cảng Hậu Giang, mở rộng và phát triển Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (thành phố Hồ Chí Minh) thành Trung tâm Chiếu xạ trọng điểm hàng đầu quốc gia.

Mục tiêu trong giai đoạn 2016 – 2020, nước ta có 30 cơ sở chiếu xạ công nghiệp.