Archive

Posts Tagged ‘Hàng không’

"Siêu Mặt trăng" gây ra động đất ở Nhật?

Cộng đồng mạng khắp toàn cầu đang xôn xao về mối liên quan giữa hiện tượng “siêu mặt trăng” sẽ xảy ra vào ngày 19/3 tới đây với trận siêu động đất 8,9 độ richter tại Nhật Bản chiều 11/3.

Trang Pravda cho hay, ngày 19/3 Mặt trăng sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách khá gần là 356,5 nghìn kilomet. Vị trí này được gọi là điểm cận địa của Mặt trăng (moon perigee).

Trên mạng Internet tràn ngập những dự báo rằng “siêu mặt trăng” tức mặt trăng khi ở gần Trái đất nhất – sẽ gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa…Liệu chúng ta sẽ trải qua một ngày tận thế thu nhỏ?


Siêu mặt trăng có thể gây ra những thảm họa tận thế?.

Cần phải thừa nhận rằng, điều này có cơ sở. Trước đây vào những năm 1955, 1974, 1992 và 2005, Mặt trăng đã tiến gần Trái đất. Vào những dịp này, Trái đất đã từng rơi vào thảm họa. Ngáy Phục sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy đã tàn phá tan tành thành phố Darwin ở Australia. Tháng giêng năm 2005, những cơn sóng thần dữ dội đã cướp đi sinh mạng của gần 200.000 người Indonexia…

Một số nhà khoa học giải thích, điểm cận địa của Mặt trăng liên quan đến việc Trái đất nóng lên. Nhiều quá trình sinh học trên Trái đất phụ thuốc vào chu kỳ hoạt động của Mặt trăng. Giáo sư sinh học Frank A. Braun, Trung tâm sinh học đảo Bernude, trường Đại học Đông Bắc lưu ý rằng, trên đại dương xuất hiện những đàn không lồ tôm Procaris chacel và rươi phát sáng Eunice viridis viridis vào những chu kỳ nhất định của Mặt trăng. Các loài sò và cua biển hoạt động rất mạnh vào tuần trăng tròn và biến mất khi trên bầu trời không trăng.

Braun đã làm nhiều thí nghiệm trên các động vật có vú và thực vật trpng các phòng kín cách ly với bên ngoài và thấy chu kỳ trao đổi chất của tất cả các vật thí nghiệm đều được thực hiện theo lịch Mặt trăng (đúng như nhận xét đã nói trên của ông là mạnh nhất khi trăng tròn và yếu nhất khi không trăng).

Nhóm các nhà khoa học Viện Hải dương Hoàng gia Hà Lan dưới sự lãnh đạo của Hans Van Kharen đã xác dịnh được mối liên quan giữa tuần trăng và sự di cư của phù du động vật (zooplanckton), nổi lên mặt biển khi trăng tròn và chìm xuống tầng sâu 800 m khi không trăng , nơi ánh trăng không còn chiếu tới. Ông cho rằng, nhiều sinh vật dường như có trong cơ thể chiếc đồng hồ sinh hoá.

Các nhà sinh học cho rằng, mặc dù hiện tượng “siêu Mặt trăng” hiếm khi xảy ra nhưng còn ảnh hưởng tới nhiều năm sau. Giáo sư Nikolai Sidorenko, Giám độc Phòng thí nghiệm thuỷ văn LB Nga khẳng định sự nóng bất thường của năm qua là do sự dao động của khí quyển liên quan đến tác động của Mặt trăng. Hiện tượng này phụ thuộc vào thời gian ở cận điểm và viễn điểm của (apogee) của Mặt trăng so với Trái đất.

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chẳng có sự liên quan nào giữa các thiên tai với hiện tượng “siêu mặt trăng”. Ví dụ Pit Willer tại Trung tâm Thiên văn vô truyến quốc tế phủ nhận mọi sự liên quan giữa động đất, núi lửa phun trào… vời vị trí của Mặt trăng trên bầu trời.

Các đồng nghiệp người Australia của Willer là David Reneke khẳng định, luôn luôn tồn tại sự tương ứng giữa thiên tai với các hiện tượng vũ trụ. Ông tuyên bố một cách hoài nghi: “Chúng ta chưa dám kết luận vì chưa có khả năng phát hiện ra sự liên quan đó mà thôi”. Người ta mới chú ý đến khi Mặt trăng ở cận điểm những lại bỏ qua dịp khi nó ở viễn điểm để so sánh cũng như chưa chú ý đến các tác động ấy kéo dài bao lâu.

Các nhà khoa học khác không chú ý đến tác động của hiện tượng “siêu Mặt trăng” ảnh hưởng như thế nào đến Trái đất mà chỉ coi đây là dịp hiếm hoi để quan sát vệ tinh thiên nhiên này của Trái đất với khoảng cách gần đến thế. Điều này sẽ cho phép hiểu rõ hơn về cấu tạo của cả Mặt trăng lẫn lớp vỏ Trái đất.

Chẳng hạn, do Mặt trăng gần Trái đất hơn mà Tháng giêng vừa qua, các chuyên gia của NASA nhờ các số liệu đã thu được trên các máy đo địa chấn mà những nhà du hành Mỹ trên tàu Apollo đặt trên Mặt trăng từ năm 1971 đã xác định được là bên trong Mặt trăng có một “nhân” bằng kim loại, bán kính 241 km, bao quanh bởi lớp vỏ dạng lỏng, bán kính 330 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng, “nhân” của Mặt trăng có cấu tạo giống như “nhân” của Trái đất. Thông tin này đã rọi ánh sáng không những vào quá trình hình thành nhân Trái đất mà còn vào sự tiến hoá của từ trường của Mặt trăng.

Tuy chẳng nói gì về Ngày tận thế, nhưng một nhà nghiên cứu lão thành của Viện Thiên văn Nga là Vlađimir Surdin vẫn tuyên bố: giữa việc Mặt trăng đang tiến vào cận điểm so với Trái đất, sẽ còn xảy ra nhiều trận động đất nữa, kể cả sau khi Mặt trang đi qua điểm này.

Tàu Discovery trở về Đất mẹ an toàn

Tàu con thoi Discovery đã hạ cánh an toàn tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ) hôm 9/3, kết thúc sứ mệnh cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Hãng thông tấn Reuters đưa tin, tàu con thoi Discovery đã hạ cánh an toàn tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ) vào lúc 11h57 giờ địa phương (23h57 giờ Việt Nam) ngày 9/3 sau khi hoàn thành sứ mệnh cuối cùng, đưa người và hàng hóa lên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Theo kế hoạch, tàu Discovery sẽ chính thức “nghỉ hưu” sau sứ mệnh này và sẽ được trưng bày tại Viện bảo tàng vũ trụ và không quân quốc gia Smithsonia.

Tàu Discovery đã bắt đầu sứ mệnh bay vào vũ trụ cuối cùng của mình sau khi rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy vào 16h53 giờ địa phương ngày 24/2 vừa qua. Trong sứ mệnh này, tàu Discovery đã đưa 6 phi hành gia và người máy Robonaut 2 cùng hàng hóa và thiết bị lên trạm ISS.

Discovery là tàu con thoi được Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng nhiều nhất cho các sứ mệnh bay vào không gian nhằm đưa người và thiết bị lên trạm ISS. Discovery đã thực hiện 39 sứ mệnh kể từ năm 1984 với đường bay khoảng 238 triệu km, trong hơn 365 ngày.

Sau tàu con thoi Discovery, hai tàu con thoi khác của NASA là Endeavour và Atlantis cũng sẽ lần lượt kết thúc các sứ mệnh bay cuối cùng của chúng vào tháng tư và tháng sáu tới trước khi NASA chính thức chấm dứt chương trình tàu con thoi kéo dài trong 30 năm qua do chi phí hoạt động quá cao.

Dưới đây là một số hình ảnh tàu con thoi Discovery hạ cánh tại Trung tâm vũ trụ Kennedy:


Tàu con thoi Discovery hạ cánh an toàn tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ)
lúc gần giữa trưa ngày 9/3. Ảnh: AP.


Tàu con thoi lâu đời nhất của NASA đã chính thức kết thúc sứ mệnh thứ 39 và
cũng là cuối cùng của mình trước khi nghỉ hưu. Ảnh: Getty Images.


Đông đảo các nhân viên thuộc chương trình tàu con thoi của NASA, nhà báo
và thậm chí cả học sinh đã tụ tập tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy để đón chờ
sự trở về của con tàu lịch sử. Ảnh: Getty Images.


Tàu Discovery đã bắt đầu rời trạm ISS hôm 7/3 để lên đường trở về Trái đất. Ảnh: AP.


Ảnh chụp tàu Discovery rời trạm ISS phía trên Bắc Đại Tây Dương. Ảnh Reuters.


Cận cảnh trạm ISS nhìn từ tàu Discovery sau khi tách rời nhau ở độ cao trên 321,9km
so với bề mặt trái đất hôm 7/3. Ảnh: Getty Images.


Bức ảnh này cho thấy chi tiết về trạm ISS. Cơ sở này hiện đang di chuyển theo quỹ đạo
ở độ cao khoảng 354,1km trên bề mặt trái đất. Ảnh Reuters.


Trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này đã được xây dựng từ năm 1998 và có các kích thước là
50,9m x 109,1m x 20,1m. Ảnh Reuters.

“Siêu mặt trăng” sắp gây ra động đất, sóng thần?

Ngày 19/3 được coi là ngày “siêu mặt trăng”, vì khoảng cách giữa Trái đất và “chị Hằng” sẽ ngắn nhất trong 19 năm qua. Một số người cho rằng, những sự kiện thời tiết bất thường như động đất, sóng thần…có thể xảy ra vào ngày này.

Vào thời điểm này, mặt trăng sẽ chỉ cách trái đất gần 357.000 km. Theo Daily Mail, nhiều nhà khoa học nghiệp dư cảnh báo, siêu mặt trăng có thể gây rối loại khí hậu Trái đất, thậm chí có thể gây ra động đất và khiến núi lửa phun trào.

Siêu mặt trăng từng xảy ra vào năm 1955, 1974, 1992, và 2005. Tất cả những năm này đều chứng kiến nhiều sự kiện khí hậu cực đoan.

Cơn sóng thần cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở Indonesia xảy ra hai tuần trước thời điểm siêu mặt trăng 2005. Và trong lễ giáng sinh năm 1974, trận lốc xoáy Tracy với tốc độ gió lên tới 250 km/g phá hủy ba phần tư thành phố Darwin (Australia).


Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng sẽ ngắn nhất trong 19 năm qua.
(Ảnh: Daily Mail)

Tuy nhiên, Pete Wheeler, chuyên gia ở Trung tâm thiên văn vô tuyến quốc tế, nghi ngờ về khả năng xảy ra sự kiện khí hậu nhiều biến động vào thời điểm siêu mặt trăng năm nay.

Thủy triều trên trái đất sẽ thấp hơn và cao hơn mức bình thường xung quanh thời điểm siêu mặt trăng, nhưng không có gì đáng chú ý”, Wheeler nói.

Nhà khoa học người Australia David Reneke chia sẻ quan điểm này, và cho rằng những nhà lý luận không chuyên luôn nhìn ra mối liên hệ giữa một thảm họa thiên nhiên với thời điểm nào đó, rồi đổ lỗi cho siêu mặt trăng”, Reneke nói.

“Bạn có thể kết nối các mốc thời gian với gần như tất cả các thảm họa thiên nhiên hay bất kỳ thứ gì trên bầu trời, như sao chổi, hành tinh, mặt trời… Ngày xưa, một số người từng nói rằng, các mối liên kết của hành tinh đẩy trái đất ra xa. Nhưng điều này không xảy ra. Các nhà chiêm tinh cường điệu vấn đề này trong suốt thời gian dài ”, Reneke nói.

Mặt trăng vẫn là hành tinh còn nhiều bí ẩn với con người. Những tín hiệu từ các cảm biến địa chất từng được các phi hành gia của tàu Apollo đặt trên Mặt trăng năm 1971 vừa truyền về cho thấy, mặt trăng cũng chứa chất lỏng trong lõi như Trái đất.

Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) áp dựng các kỹ thuật địa chấn ngày nay để xem xét dữ liệu truyền về từ những cảm biến này trong thời kỳ huy hoàng của chương trình nghiên cứu không gian của Mỹ.

Kết quả cho thấy, mặt trăng có lõi cứng, giàu sắt với bán kính gần 241 km, và một lõi ngoài chứa dung dịch giàu sắt. Điều này giúp mặt trăng tự sinh ra và duy trì từ trường rất mạnh.

Cực từ Bắc đang chuyển đến Nga

Chuyển động của cực từ Bắc đang gây nên vấn đề nghiêm trọng cho ngành hàng không, hàng hải và đời sống hoang dã.
 

Một điều tưởng như hết sức bất thường lại đang xảy ra trong thực tế: Cực từ Bắc đang di chuyển với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, đe dọa mọi thứ từ giao thông hàng không, hàng hải đến hành trình di trú của các loài chim hoang dã.

Giới địa chất học cho rằng, cực từ Bắc (khác cực Bắc) luôn di chuyển do sự thay đổi ở lõi trong của quả địa cầu. Con người lần đầu tiên xác định được cực từ Bắc vào năm 1831, và sau gần 1 thế kỷ ổn định ở đảo Ellesmere (Canada), nó bắt đầu di chuyển theo hướng đông bắc với tốc độ 14,4 km/năm. Tốc độ này đột nhiên tăng dần vào năm 1989, và hiện cực từ Bắc đang trực chỉ đến Siberia (Nga) với tốc độ khoảng 64 km/năm, theo nhà địa chất học Jeffrey Love của Tổ chức Khảo sát địa chất Mỹ ở Colorado. Theo National Geographic dẫn lời Joe Stoner của Đại học bang Oregon, cực từ Bắc đã di chuyển hơn 1.100 km trong thế kỷ qua.


Trái đất giống như thỏi nam châm khổng lồ với 2 cực từ Bắc -Nam – Ảnh: Nat Geo

Trước tình hình trên, có suy đoán cho rằng, từ trường đang chuẩn bị đổi cực, khiến la bàn chỉ về hướng nam chứ không phải hướng bắc, điều chỉ xảy ra từ 3 đến 7 lần mỗi một triệu năm. Hiện tượng này đang tạo nên vấn đề thực sự trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Tốc độ di chuyển hiện tại của cực từ Bắc khỏi đảo Ellesmere đang khiến la bàn lệch đi 1 độ trong mỗi 5 năm, buộc Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phải thay đổi các đường băng trên toàn quốc trong thời gian này. Ví dụ phi trường quốc tế Tampa tại Florida (Mỹ) vừa bỏ 1 tháng trời để thay đổi 3 đường băng để tránh tình trạng máy bay có thể đáp nhầm sang sân bay khác vì lệch tọa độ. Các sân bay khác của Mỹ cũng đang đối mặt với tình hình tương tự. Thế nhưng, cho dù tăng phí tổn và sự bất tiện chưa từng thấy khi buộc phải điều chỉnh lại đường băng tại Bắc Mỹ, chưa kể là chuyện mất đi cực từ Bắc vào tay người Nga, cư dân Bắc Mỹ chắc hẳn sẽ bớt cau có khi biết được họ sẽ nhiều cơ hội hơn để chứng kiến sắc màu bí ẩn của cực quang.

Hệ thống định vị GPS, vốn dựa dẫm hoàn toàn vào các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất, từ lâu đã thay thế la bàn làm kim chỉ nam cho các hoạt động định vị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, la bàn vẫn còn tồn tại và được sử dụng rộng rãi trong giới leo núi hoặc các nhà thám hiểm không chuyên. Tại một số địa điểm, như ở dưới nước hoặc trong lòng đất, xa tầm với của các tín hiệu vệ tinh, la bàn vẫn là lựa chọn duy nhất. Ngành khai thác dầu, sử dụng nam châm để tính toán điểm khoan dầu, cần phải biết được vị trí chính xác của cực từ Bắc mới hoạt động được. Đó là chưa kể hiện tượng đảo cực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống trong tự nhiên. Những loài chim luôn bay về phía nam để tránh đông, cùng với những sinh vật thường di trú trong lòng đại dương, có thể lâm vào tình trạng hỗn loạn. Các động vật như cá voi và rùa biển trong tương lai có thể cần phải điều chỉnh các bản năng di trú của chúng nếu không muốn đi lạc đường.

Không ai có thể dự đoán được tác động của tình trạng chuyển cực từ vì lần đổi cực gần đây nhất là 780.000 năm trước, khoảng thời gian ổn định lâu nhất trong vòng 5 triệu năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chẳng có gì phải lo lắng vì quá trình này diễn ra rất chậm chạp, và không sớm thì muộn con người cũng sẽ tìm được cách đối phó với sự biến chuyển bất thường này.

Hé lộ về đĩa bay bí mật của Nga

Mới đây, báo chí Nga vừa cho đăng tải những hình ảnh một thiết bị bay độc đáo của các nhà thiết kế Nga vào những năm 1990 hiện được cất giữ trong kho một nhà máy sản xuất bí mật.

Theo tờ Pravda của Nga thì bề ngoài của thiết bị bay này trông tựa như một chiếc đĩa không lồ, giá trông thấy nó bay lượn trên không trung, chắc chắn mọi người quả quyết đó là một UFO. Về mọi tính năng, nó không hề thua kém bất cứ một chiếc máy bay hiện đại nào.


Hình ảnh đĩa bay bí mật của Nga.

Để có được nó, các nhà khoa học đã phải làm việc trong điều kiện tuyệt mật và thử nghiệm đứa con độc đáo của mình từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Cuộc thử nghiệm rất thành công, nhưng từ đó trở đi cái thiết bị kỳ diệu này chẳng bao giờ được bay lại một lần nào trên bầu trời nước Nga nữa. Nó không được cấp kinh phí.

Các nhà thiết kế máy bay nước ngoài gọi thiết bị bay này là “UFO Nga” (vì Nga cũng chưa đặt tên nên cứ tạm gọi như vậy). Họ rất muốn chế tạo một thiết bị tương tự nhưng chưa thành công vì không khám phá ra bí quyết của nó.

UFO Nga có nhiều ưu việt. Sự “khôn ngoan” của nó nằm ở cách phân bố các dòng không khí. Nó có hai động cơ chính công suất cao. Hai bên sườn được lắp bốn động cơ phụ. Sự phối hợp giữa các cơ cấu tạo cho nó một hiệu quả đáng ngạc nhiên. Dù đang bay mà động cơ trục trặc, chiếc “đĩa” vẫn có thể bay lượn để tìm nơi hạ cánh. Quả thật đây là chiếc máy bay an toàn nhất thế giới.

Làm bá chủ không trung

Khả năng độc đáo của UFO Nga là dựa vào đệm không khí. Nó cho phép rút ngắn đoạn lấy đà để “cất cánh”. Hoàn toàn có công dụng như bất cứ chiếc máy bay nào: chuyên chở hành khách và hàng hoá, với trọng tải lên tới 100 tấn.


Sơ đồ thiết kế của thiết bị.

UFO Nga có khả năng cất cánh và hạ cánh trong bất cứ điều kiện nào. Đối với nước Nga hiện nay, đó là vấn đề thời sự cấp bách, vì suốt 15 năm qua, số lượng các sân bay trong nước giảm đến 5 lần. Tốc độ của UFO Nga là 500 đến 700 km/giờ. Điều rất đáng chú ý là nó có thể lên và xuống theo phương thẳng đứng.

Mới đây, công trình sư thiết kế nên “kỳ quan của ngành hàng không” này đã qua đời và tấm màn bí mật về tính danh nhà khoa học tài năng này mới được vén lên. Bà Phó Tổng giám đốc xí nghiệp là Nina Saviskaia cho biết: “Đó là giáo sư Lev Schukin. Ông đã làm việc suốt 20 năm tại Phòng thiết kế của nhà bác học vũ trụ Xécgây Koroliov và dành nhiều tâm huyết cho đứa con yêu quý này của ông. Những năm cuối đời ông đành phải tháo rời nó ra để giữ bí mật. Tại nhà máy chế tạo máy bay ở Saratov, người ta cũng có ý định đưa ra sản xuất nhưng không tìm được kinh phí”.

Hiện nay, một dự án như vậy là không thể thực hiện vì cần đến nhiều triệu đôla. Tuy người ta đều biết rằng, chế tạo được những thiết bị bay hiện đại này sẽ giúp nước Nga có thể vươn lên làm bá chủ không trung nhưng vẫn không cho đến một rúp.